Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1: Hồi kết cho Sahin
Phạm Xuân Hải - 17/01/2025 05:25 Đức bản tin bóng đábản tin bóng đá、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Alanyaspor, 23h00 ngày 19/1: Sức mạnh tân binh
2025-01-20 18:56
-
- Với tiến sĩ Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa Hà Nội) - một người trẻ ở tuổi 34 có "gia sản lớn" là nhiều nghiên cứu khoa học uy tín, thì cá tính và niềm đam mê của mỗi con người là những gì quý giá nhất, giúp định vịbản thân trong xã hội.
Là gương mặt trẻ đang nhận đượcnhiều bình chọn từ độc giả, Tạ Hải Tùng đã chia sẻ nhiều điều thú vị trong cuộc sống, sự nghiệp của một người trẻ năng động, nhiều thành tựu trong môi trường giáo dục đại học.
Xem thông tin chi tiết về nhân vật TẠI ĐÂY.
TS Tạ Hải Tùng, Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Cá tính và đam mê giúp định vị bản thân
Anh Tùng có mái tóc như nghệ sĩ piano. Anh để style này lâu chưa?
Cám ơn câu hỏi vui của bạn :) Mình để "style" này từ khi anh bạn chuyên cắt tóctrong nhóm du học sinh bọn mình về nước, lâu dần thành quen, giờ cũng không muốn thayđổi nữa.
Chào Anh Tùng. Hiện tại nhóm sinh viên chúng em đang tham gia nghiên cứu khoa học. Lựa chọnban đầu của chúng em là nghiên cứu lý thuyết mà nguồn chủ yếu là các bài báo nướcngoài do các thành viên phân chia nhau dịch. Em muốn hỏi anh, cách dịch những tàiliệu này như thế nào để đạt hiệu quả, và anh có phương pháp nghiên cứu những tài liệuấy như thế nào?
Khi nghiên cứu, nhóm em thường gặp khó khăn hay bất đồng ý kiến, nhiều lúc mọi người khánản chí về đề tài. Những lúc ấy, anh làm gì để sốc lại tinh thần cả nhóm. Em cảm ơnanh.
TS. Tạ Hải Tùng:Theo kinh nghiệm cá nhân của anh, khi bắt đầu nghiên cứu,em nên tránh lạc vào ma trận các nguồn tài liệu tuy quý giá nhưng cần phải chọn lọc.
Khi đọc một tài liệu, cái anh quan tâm đầu tiên sẽ là phần tiêu đề, phần tóm tắt tổngquan và kết quả đạt được.
Nếu những vấn đề này trùng với mối quan tâm của mình thìmới đọc phần chi tiết. Ngoài ra, khi tìm hiểu một vấn đề mới, em nên tìm hiểu xem vớilĩnh vực này, lab nghiên cứu nào, giáo sư nào đang có nhiều nghiên cứu giá trị và cốgắng tiếp cận các công bố của họ.
Khó khăn và bất đồng ý kiến luôn xảy ra với bất kỳ một nhóm nghiên cứu nào nhưngthực sự đấy mới chính là động lực cho sáng tạo.
Khi gặp vấn đề này, để giải quyết,theo anh mọi người nên nhìn về cái chung, thuần túy công việc, tránh đặt cái tôi củamình trong thảo luận thì sẽ phát huy được mặt tích cực của việc tranh luận. Thêm mộtgợi ý nhỏ là nhóm nghiên cứu nên cùng nhau tham gia các họat động ngoài khoa học, quađó mọi người hiểu nhau hơn và hợp tác tốt hơn.
Trong cuộc sống của chúng ta, có 2 thứ dễ làm con người thay đổi: Tiền và quyền.Tôi thấy nhiều người sau khi lên chức vụ cao hơn thì dễ dàng thay đổi trong cách cưxử với những người xung quanh, người dưới của mình hoặc từ bỏ đam mê và mục tiêu banđầu để chạy theo một số thứ khác... Anh có đồng ý với tôi không? Nếu có, hiện taiđang là giám đốc 1 trung tâm nghiên cứu, anh làm gì để bản thân mình không bị thayđổi theo những điều đó?
TS. Tạ Hải Tùng: Cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn.
Đúng là cùng với thời gianvà theo vị trí công tác, mỗi người đều có sự thay đổi trong cách tiếp cận và xử lýcông việc cũng như các mối quan hệ xã hội. Nói một cách tích cực thì đó là sự thíchnghi phù hợp với môi trường sống, còn nếu tiêu cực thì giống như bạn đã đề cập.
Theotôi, cá tính và niềm đam mê của mỗi con người là những gì quý giá nhất, giúp định vịbản thân trong xã hội, và vì vậy dù ở vị trí nào tôi cũng sẽ không từ bỏ những điềunày.
"Tôi là người may mắn...."
Với những con số ấn tượng: 34 tuổi, có 7 đề tài, dự án hợp tác quốc tế, cónhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ và dự án quốc tế đã được nghiệm thu. Có 23 côngtrình khoa học, trong đó có 18 công trình công bố quốc tế, 3 công trình công bố trêntạp chí SCI, 7 báo cáo tại các hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo quốc tế. Bạn đánh giáthế nào về vai trò của yếu tố "quan hệ" trong sự thành công của cá nhân mình nóiriêng, và của những người làm khoa học nói chung?
TS. Tạ Hải Tùng:Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Tự đánh giá về mình, tôi nghĩmình là một người may mắn, tôi được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà trường, được làm việcvới những đồng nghiệp có chuyên môn tốt và sự hỗ trợ to lớn của gia đình. Vì vậy,theo tôi thành công bước đầu ngày hôm nay vẫn còn tương đối nhỏ bé. Tôi hiểu mối quanngại của anh, và đó cũng chính là sự lo ngại của tôi trước khi quyết định trở về nướccông tác.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, sau hơn 2 năm họat động trong lĩnh vực khoa họccông nghệ nước nhà, tôi nhận thấy một sự biến chuyển rất lớn trong tư duy của nhữngnhà quản lý khoa học trong việc tạo điều kiện cho các nhà khoa học phát triển. Tôitin rằng quá trình này là không thể đảo ngược, nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhànước đang ngày càng đánh giá cao vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển đấtnước. Vì vậy, chúng ta có lý do để tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn của nềnkhoa học nước nhà.
Chào anh Tùng. GS Ngô Bảo Châu, từng biết tới như một thành công của nghiệp nghiêncứu khoa học, chia sẻ rằng nghiên cứu là một hành trình rất cô đơn. Còn hành trìnhcủa anh?
TS. Tạ Hải Tùng: Tôi chia sẻ quan điểm của GS. Ngô Bảo Châu vì làm nghiên cứukhoa học trước hết là chiến thắng chính mình, hơn nữa công việc nghiên cứu khoa họcđòi hỏi sự tập trung rất lớn cả về thời gian và công sức. Tuy nhiên, chúng ta cũngkhông nên định kiến các nhà khoa học là những người cô đơn và có lối sống tương đốilập dị.Chúng tôi cũng bình thường như bao người khác, cũng có những họat động và các mốiquan hệ xã hội, với cá nhân mình, tôi nghĩ rằng cân bằng trong cuộc sống sẽ giúp íchcho việc nghiên cứu khoa học.
Cần có tiêu chí để đánh giá chất lượng
Qua báo chí, tôi được biết Tùng có thành tựu khoa học đáng nể: Có 23 công trìnhkhoa học, trong đó có 18 công trình công bố quốc tế, 3 công trình công bố trên tạpchí SCI, 7 báo cáo tại các hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo quốc tế. Liên quan tớichỉ số "bài báo khoa học" để đánh giá các cá nhân và tổ chức đại học, hiện nay cócách đặt vấn đề: Việt Nam có nên sống chết chạy theo chỉ số "bài báo khoa học". Cụthể như sau: Trong một vài năm trở lại đây, nhờ sự đầu tư từ phía Nhà nước, cùng vớiviệc có nhiều hơn các nhà khoa học Việt Nam tham gia học tập, trao đổi, nghiên cứuvới đồng nghiệp quốc tế, một số hoạt động phổ biến theo các tiêu chuẩn quốc tế đã dầndần trở nên quen thuộc với văn hoá khoa học trong nước như: nghiên cứu liên ngành,kết hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo sau đại học, tài trợ nghiên cứu trên cơ sởcạnh tranh . Tuy vậy, có thể thấy, xét trên bình diện chung, mới chỉ có một nhóm nhỏcác nhà khoa học trong nước có điều kiện và khả năng để thực hiện các nghiên cứu đạttiêu chuẩn quốc tế. Việc công bố bài báo quốc tế mới chỉ dừng ở mức độ khuyến khíchchứ chưa trở thành yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên trong các trường đại học nướcta.
TS. Tạ Hải Tùng:Cũng như các lĩnh vực khác, lĩnh vực khoa học công nghệ cũngcần có các tiêu chí để đánh giá chất lượng công việc. Hiện tại trên thế giới, sử dụngtiêu chí nào để đánh giá đang được thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau. Cáctiêu chí như số lượng công trình công bố quốc tế, đặc biệt tại các tạp chí đánh chỉsố ISI, SCI cũng đang được sử dụng phố biến để lượng hóa chất lượng nghiên cứu khoahọc.
Tuy nhiên, việc chạy theo số lượng công bố bằng mọi giá sẽ dẫn đến việc ra đời cáccông trình có ý nghĩa thực tiễn không thực sự cao. Để khắc phục điều này, gần đâytrên thế giới người ta còn sử dụng tiêu chí số lượng các trích dẫn đến công trình,bên cạnh số lượng công bố. Tuy nhiên, tiêu chí nào cũng có mặt hạn chế.
Vì vậy, theo cá nhân tôi, đối với hoàn cảnh ViệtNam, công bố khoa học quốc tế làhết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng nghiêncứu trong nước, tiệm cận vớitrình độ quốc tế, Nhưng Việt Nam hiện tại vẫn là một nước đang phát triển, còn rấtnhiều lĩnh vực trong đời sống cần sự giúp sức của khoa học công nghệ. Vì vậy, theotôi, việc nghiên cứu ứng dụng tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa thiết thực cho xã hộinên là một ưu tiên của các nhà khoa học Việt Nam.
Anh Tùng ơi, công việc của anh cụ thể là làm những gì ạ? Nghe công việc của anhcó vẻ hơi xa lạ với tuổi trẻ chúng em? Theo ý kiến anh, ngành công nghệ định vị củaanh có tiềm năng phát triển ở Việt Nam không? Muốn theo ngành này thì phải thi vàokhoa nào ạ? Cảm ơn anh.
TS. Tạ Hải Tùng: Hiện tại, công việc nghiên cứu của mình tập trung vào việcphát triển các hệ thống bộ thu định vị tiên tiến, không những có độ chính xác cao màquan trọng hơn có độ tin cậy cao, qua đó thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ định vị sửdụng vệ tinh tại Việt Nam. Nói một cách dễ hiểu, ví dụ như điên thoại di động của emđược trang bị chipset chỉ họat động với hệ thống GPS. Do vậy, ở một số khu vực bị chekhuất không nhìn thấy đủ số lượng vệ tinh cần thiết (4 vệ tinh) thì không thể dẫnđường cho em được.
Trong khi đó, bộ thu đa hệ thống do trung tâm anh chế tạo có thể họat động với tấtcả các hệ thống như GPS, GLONASS, Galileo, Beidou. và vì vậy, vẫn có thể dẫn đườnggiúp em ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn đó.
Hiện tại, công nghệ định vị sử dụng vệ tinh đang nhận được nhiều sự quan tâm khôngnhững ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Ở Việt Nam, anh thấy đây là một lĩnh vực hếtsức tiềm năng, có thể lấy ví dụ việc phát triển giao thông thông minh, giám sát hànhtrình, dẫn đường các phương tiện tự hành, giám sát tàu cá, các lĩnh vực đặc thù anninh quốc phòng... không thể thiếu dược công nghệ GPS. Ngoài ra, có thể ít người cònbiết, nhưng tín hiệu GPS còn được sử dụng trong cung cấp thang thời gian chuẩn phụcvụ đồng bộ trong giao dịch ngân hàng, thương maịi điện tử cũng như ứng dụng trongquan sát trái đất, cảnh báo thiên tai,dự báo khí tượng thủy văn.
Định vị sử dụng vệ tinh là một lĩnh vực đa ngành kỹ thuật, muốn tham gia vào ngànhnày, em có thể lựa chọn khối ngành Điện - Điện tử, Công nghệ thông tin của Trường ĐHBách Khoa Hà Nội. Khi đã là sinh viên của trường, Trung tâm NAVIS luôn luôn rộng cửamời các bạn trẻ có đam mê trong nghiên cứu khoa học như em tham gia cộng tác.
Cần tạo điều kiện hút nhiều tiến sĩ tham gia vào sự nghiệp đào tạo...
Sơn Nguyên Anh (Nam - 50 tuổi): Tôi thấy mấy người trẻ học giỏi, tài năngthường tưng tửng, không biết bạn có vậy không ?
TS. Tạ Hải Tùng: Cảm ơn bạn đã đặt một câu hỏi khá vui. Theo tôi, điều nàyphải để cho bạn bè và đồng nghiệp nhận xét. Còn tự nhận xét về mình, tôi thấy mìnhcũng bình thường như bao người khác.
Văn Phóng (Nam - 40 tuổi): Chào Tùng. Báo chí gần đây nói nhiều về hiệntượng bằng cấp tiến sĩ, trong số đó có thống kê như sau :Theo số liệu thống kê mớinhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường caođẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học. Còn thống kê của Bộ Khoa họcCông nghệ thì VN hiện có hơn 24.000 tiến sĩ. Bạn có suy nghĩ gì về những con số này?
TS. Tạ Hải Tùng: Đúng là trong thời gian gần đây, trên các diễn đàn thông tin đạichúng, vấn đề về số lượng và chất lượng của đào tạo sau đại học là một chủ đề nóng,đã có rất nhiều ý kiến xác đáng được trao đổi.
Với cá nhân tôi, tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải tạo điều kiện thu hút nhiềuhơn nữa những người được đao tạo chính quy, bài bản, đặc biệt là những người có họcvị tiến sĩ tham gia vào sự nghiệp đào tạo.
Một tín hiệu đáng mừng là trong thời gian gần đây, số lượng các tiến sĩ được đàotạo tại nước ngoài đã trở về tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học các trường đạihọc trong nước ngày càng tăng lên.
Như tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, nơi tôi đang làm việc, việc trở về của rấtnhiều tiến sĩ trẻ thực sự đã đem lại một luồng sinh khí mới trong việc nâng caochất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường.
Xin hỏi TS.Tạ Hải Tùng: NAVIS đã phối hợpmột số đơn vị để triển khai hệ thống định vị đa hệ thống, giá thành chỉ bằng một phầnnăm giá nhập ngoại; nhưng liệu NAVIS có tác động lớn đến việc giảm giá dịch vụ khidịch vụ này có sử dụng sản phẩm NAVIS?TS.Tạ Hải Tùng:Vâng cám ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Chắc bạn đề cập đến sảnphẩm NAVISA - bộ thu độ chính xác cao của trung tâm phát triển. Đây là bộ thu sử dụngcông nghệ định vị sử dụng pha sóng mang, từ trước đến nay chỉ được phát triển ở nướcngoài và Trung tâm NAVIS - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong nướcnghiên cứu, chế tạo sản phẩm dạng này với chất lượng tương đương sản phẩm ngoại nhập.
Do tự phát triển hệ thống nên sản phẩm có giá thành chỉ bằng 1/5 so với nhậpngoại. Xin lưu ý rằng các sản phẩm này đều sử dụng các tín hiệu được phát quảng bámiễn phí bởi các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, ví dụ như GPS, GLOLASS. Vì vậy,ngoài giá thành về thiết bị, người sử dụng không cần phải trả thêm bất kỳ giá dịch vụnào khác.
Hơi sớm để tổng kết thành bí quyết
Bí quyết thành công của anh Tùng là gì ? Anh có suynghĩ gì về thành công đó của mình đối với xã hội?
TS. Tạ Hải Tùng: Cảm ơn bác đã đặt câu hỏi. Với thành công mới chỉ ban đầunày, còn hơi sớm cho cháu tổng kết thành bí quyết. Nhưng phương châm làm việc củacháu luôn đề cao sự đam mê và nỗ lực để hoàn thành công việc tốt nhất trong khả năngcó thể.
Với tư cách là một người họat động trong ngành giáo dục, cháu mong muốn góp phầnnhỏ bé vào sự nghiêp đào tạo chung của đất nước. Cháu cũng hi vọng rằng các sản phẩmkhoa học công nghệ do mình cùng với các đồng nghiệp tạo ra sẽ góp phần đưa ứng dụngkhoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ vũ trụ vào đời sống, góp phần phát triểnkinh tế - xã hội.
Ngoài ra, là một tiến sĩ trẻ được đào tạo ở nước ngoài, mới trở về nước công tác,cháu hy vọng rằng thành công ban đầu của mình cũng tạo thêm động lực cho nhiều bạntrẻ Việt Nam đang ở nước ngoài quyết định trở về nước làm việc.
Bây giờ đi đâu người ta cũng nói tới hiện tượng Nguyễn Hà Đông, Flappy Bird.Theo bạn thì đó có phải là gương mặt trẻ tiêu biểu nhất của Việt Nam hiện nay không?
TS. Tạ Hải Tùng: Đây là một câu hỏi rất hay. Với cá nhân tôi, tôi cảm thấyrất tự hào vì Nguyễn Hà Đông đã từng là một sinh viên của Viện CNTT&TT, Trường ĐHBách khoa Hà Nội, nơi tôi đang giảng dạy.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, hiện tượng Flappy Bird Nguyễn HàĐông có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước nói chung cũngnhư thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng.
Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta cần rất nhiềunhững Nguyễn Hà Đông để thực sự hòa nhập với thế giới.
Với cá nhân tôi, nếu có tiêuchí gương mặt trẻ tiêu biểu trong quảng bá hình ảnh một Việt Nam năng động, sáng tạo,sẵn sàng hội nhập quốc tế 2014 thì Nguyễn Hà Đông là một trong những gương mặt nhưthế.
- Thực hiện: Ban Giáo dục
- Ảnh: Lê Anh Dũng
Luồng sống mới của các tiến sĩ trẻ
2025-01-20 18:14
-
Độc đáo thư viện được xây trong hang, thu hút hàng nghìn trẻ ghé thăm
2025-01-20 18:06
-
Trường cho trẻ ăn bán trú “nghèo nàn”: Phòng giáo dục nói gì?
2025-01-20 17:09
- Nhận định, soi kèo Santa Clara vs Estoril, 22h30 ngày 18/1: Chủ nhà đang sung
- Nhóm nữ sinh đánh gục bạn cùng lớp trên đê biển
- Giáo viên bất cẩn, 3 trẻ mầm non ăn bột thông cầu nhập viện
- Phú Thọ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, vươn tầm quốc tế
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Aston Villa, 00h30 ngày 19/01
- Hàng triệu smartphone Android đang gặp nguy hiểm
- Trao 400 suất học bổng ‘Cho em đến trường’ cho HS Đồng Nai
- 6 đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01: Sức mạnh nhà vô địch